Luận án Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận án Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_an_mo_hinh_truyen_thong_phat_trien_nong_nghiep_o_tay_ba.pdf
mo_hinh_truyen_thong_phat_trien_nong_nghiep_o_tay_bac_viet_nam_khao_sat_tai_hai_tinh_son_la_va_lai_c.pdf
mo_hinh_truyen_thong_phat_trien_nong_nghiep_o_tay_bac_viet_nam_khao_sat_tai_hai_tinh_son_la_va_lai_c.pdf
Nội dung tài liệu: Luận án Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐỖ THỊ MINH HIỀN MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TÂY BẮC VIỆT NAM (Khảo sát tại hai tỉnh Sơn La và Lai Châu) LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐỖ THỊ MINH HIỀN MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TÂY BẮC VIỆT NAM (Khảo sát tại hai tỉnh Sơn La và Lai Châu) Ngành : Báo chí học Mã số : 62 32 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Đinh Thị Thúy Hằng HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Hệ thống dữ liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Đỗ Thị Minh Hiền
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................. 14 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về truyền thông phát triển ............ 14 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ........................................................................................... 39 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TÂY BẮC VIỆT NAM ..................................................................................................... 52 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................. 52 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................... 73 1.3. Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam .. 88 Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TÂY BẮC VIỆT NAM ............................................................... 97 2.1. Mô tả tóm tắt quá trình điều tra ..................................................... 97 2.2. Khái quát thực trạng truyền thông nông nghiệp ở Tây Bắc ........ 105 2.3. Ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân............................................... 129 Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TÂY BẮC ............ 137 3.1. Phƣơng hƣớng cơ bản .................................................................. 137 3.2. Một số nhóm giải pháp chủ yếu ................................................... 144 KẾT LUẬN .................................................................................................. 166 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................. 173 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 174 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 183
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Ngôn ngữ giao tiếp đƣợc lựa chọn ............................................... 107 Bảng 2.2. Ngôn ngữ thƣờng sử dụng theo các hoàn cảnh ............................ 108 Bảng 2.3. So sánh giữa nhận thông tin thực tế với nhu cầu tìm hiểu thông tin của công chúng ......................................................................... 126 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Địa bàn nghiên cứu .................................................................. 103 Biểu đồ 2.2. Giới tính ngƣời trả lời .............................................................. 103 Biểu đồ 2.3. Dân tộc ngƣời trả lời ................................................................ 104 Biểu đồ 2.4. Trình độ học vấn của ngƣời trả lời ........................................... 104 Biểu đồ 2.5. Thông tin về mức sống ............................................................. 105 Biểu đồ 2.6. Ngôn ngữ chính thƣờng sử dụng ............................................. 106 Biểu đồ 2.7. Phƣơng tiện truyền thông sở hữu ............................................. 109 Biểu đồ 2.8. Kênh truyền thông đại chúng thƣờng sử dụng ......................... 115 Biểu đồ 2.9. Kênh truyền thông thích nhất ................................................... 116 Biểu đồ 2.10. Mức độ thƣờng xuyên sử dụng truyền thông đại chúng ........ 118 Biểu đồ 2.11. Thông điệp truyền thông qua truyền thanh ............................ 119 Biểu đồ 2.12. Thông điệp truyền thông trên phát thanh ............................... 120 Biểu đồ 2.13. Thông điệp truyền thông qua truyền hình .............................. 121 Biểu đồ 2.14. Nguồn thông tin tiếp cận tín dụng nông nghiệp..................... 122 Biểu đồ 2.15. Nguồn tiếp nhận thông tin giống mới .................................... 123 Biểu đồ 2.16. Nguồn thông tin chăm sóc, bảo vệ mùa màng ....................... 124 Biểu đồ 2.17. Nguồn thông điệp về sản xuất nông nghiệp ........................... 125 Biểu đồ 2.18. Nguồn tin quan trọng 1 .......................................................... 127
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển của xã hội hiện đại. Đối với Việt Nam, quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một đất nƣớc nông nghiệp lạc hậu, điều đó càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì lẽ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Phát triển nông nghiệp, vì vậy, luôn là nhiệm vụ thƣờng xuyên, cấp bách, trọng yếu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tây Bắc là địa bàn chiến lƣợc đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của Việt Nam với diện tích gần 1/3 đất nƣớc và dân số khoảng 11,6 triệu ngƣời, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 63%, tuy nhiên lại là khu vực hết sức khó khăn, có tới 43/62 huyện nghèo nhất cả nƣớc, tỷ lệ hộ nghèo 25,6% (cả nƣớc là 10%). Nông nghiệp là thế mạnh đặc trƣng, là nền tảng để vùng phát triển. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới và hội nhập sâu rộng, sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng chƣa tƣơng xứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng cũng nhƣ so tiềm năng, lợi thế. Những nguyên nhân chính đƣợc Đảng nhận định là: nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trƣơng, chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhƣng chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời Trong những nguyên nhân đó, có thể thấy, đều liên quan ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đến truyền thông phát triển nông nghiệp. Điều này có thể được xét trên hai phương diện:
- 2 - Phương diện thứ nhất, hoạt động truyền thông với mục đích truyền tải đến công chúng các thông tin về chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Chính phủ, của chính quyền các địa phương về phát triển nông nghiệp. Theo phƣơng diện này, đến lƣợt nó, lại có hai khả năng có thể xảy ra trên thực tế: khả năng thứ nhất, các chủ trƣơng, chính sách phát triển nông nghiệp hợp lý, thể hiện và phản ánh đúng các yêu cầu thực tiễn khách quan của phát triển nông nghiệp chƣa đƣợc truyền tải kịp thời, chƣa hiệu quả đến với công chúng nông dân, chƣa thực sự phát huy đƣợc vai trò định hƣớng, chỉ dẫn cho công chúng truyền thông trong nông nghiệp, nông thôn ; khả năng thứ hai, có thể có chủ trƣơng chính sách phát triển nông nghiệp chƣa hợp lý, thiếu khách quan và chƣa đồng bộ chậm đƣợc điều chỉnh đổi mới, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu đƣợc đặt ra từ thực tế phát triển nông nghiệp, chƣa phản ánh, thể hiện đƣợc các nhu cầu chính đáng khách quan của công chúng truyền thông là nông dân, của sự phát triển khơi dậy các tiềm năng đặc thù thế mạnh của nông nghiệp và nông thôn trong tình hình mới. Trong cả hai trƣờng hợp ấy, đều có nguyên nhân quan trọng, bắt nguồn từ hoạt động truyền thông phục vụ phát triển nông nghiệp, truyền thông và mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp. Trong trƣờng hợp thứ nhất, hoạt động truyền thông đã chƣa vận động để có thể theo kịp và đáp ứng yêu cầu truyền tải có hiệu quả các thông điệp về chủ trƣơng chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng, của Chính phủ đến với công chúng. Trong khả năng thứ hai của vấn đề, hoạt động truyền thông đã chƣa thể thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội đối với các chủ trƣơng chính sách chƣa hợp lý, đã chƣa thể phát hiện và truyền tải kịp thời các đặc thù trong nhu cầu, điều kiện tiếp nhận sản phẩm truyền thông của công chúng là nông dân với các đặc thù về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, đặc thù về các điều kiện phƣơng tiện tiếp nhận sản phẩm và nhất là các đặc thù về đời sống văn hóa tinh thần, về các phong tục, tập quán, lối sống, ngôn ngữ
- 3 - Phƣơng diện thứ hai, hoạt động truyền thông với mục đích truyền tải đến công chúng các thông tin về sản xuất, về phát triển kinh tế nông nghiệp, bao gồm các thông tin về công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp, về giống mới, phương thức canh tác Theo phƣơng diện thứ hai này, đến lƣợt nó, cũng lại có hai khả năng có thể xảy ra trên thực tế: khả năng thứ nhất, nội dung thông tin về sản xuất nông nghiệp, về phát triển kinh tế nông nghiệp của các cơ quan nghiên cứu triển khai, nghiên cứu phát triển, của các cơ quan tổ chức quản lý hoạt động phát triển nông nghiệp đã hợp lý, đã phù hợp với các đặc thù về tự nhiên, sinh thái, với yêu cầu khách quan của kinh tế nông nghiệp tại các địa phƣơng, cơ sở nhƣng chƣa đƣợc truyền tải kịp thời, chƣa hiệu quả đến với công chúng nông dân, chƣa thực sự phát huy đƣợc vai trò định hƣớng, chỉ dẫn cho công chúng truyền thông trong sản xuất, trong phát triển các thành phần kinh tế nông nghiệp ở địa phƣơng, cơ sở ; khả năng thứ hai, có thể nội dung thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp lại không phù hợp với đặc thù về các điều kiện tự nhiên sinh thái (khí hậu, đất đai, địa hình ) Dù xét theo phƣơng diện nào đi nữa, việc nghiên cứu thực trạng, vấn đề đặt ra từ hoạt động truyền thông phát triển nông nghiệp để có thể phát huy đƣợc vai trò của truyền thông phát triển nông nghiệp cần đƣợc bắt đầu từ nghiên cứu, đề xuất một mô hình truyền thông phát triển theo hƣớng vừa đƣợc xây dựng, đƣợc vận hành trên cơ sở các lý thuyết hiện đại về truyền thông phát triển, mô hình truyền thông phát triển lại vừa thể hiện và đáp ứng đƣợc các đặc thù cụ thể của công chúng truyền thông nông dân về kinh tế, văn hóa, xã hội Xét từ góc độ công tác tuyên truyền, truyền thông trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hay truyền thông hiện đại, đều khẳng định: giữa truyền thông và xã hội, truyền thông và phát triển có một mối liên hệ chặt
- 4 chẽ; “đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm khai thác và phát huy tốt nhất mọi nguồn lực về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” là giải pháp quan trọng. Một số nhà nghiên cứu truyền thông phát triển cũng chỉ ra rằng, những hạn chế trong phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam bắt nguồn từ việc áp dụng mô hình truyền thông truyền bá (diffusion) và mô hình phát triển hiện đại hóa (modernization) - phù hợp với bối cảnh phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong giai đoạn đầu đổi mới - nhƣng đã không thành công trong việc đảm bảo tính bền vững của các giai đoạn phát triển cao hơn. Tìm kiếm mô hình truyền thông nông nghiệp phù hợp giai đoạn mới là yêu cầu vô cùng quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, từ đánh giá của bản thân, nghiên cứu sinh cho rằng việc áp dụng mô hình truyền thông phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp là giải pháp tối ƣu. Đối với khu vực Tây Bắc, một trong những giải pháp quan trọng để phát triển nền nông nghiệp cũng đã đƣợc xác định là cần nâng cao hiệu quả truyền thông nông nghiệp; đồng thời, truyền thông còn phải hƣớng Tây Bắc tới phát triển bền vững. Muốn nâng cao hiệu quả thì bắt buộc phải đổi mới; trong đó một nội dung rất quan trọng là đổi mới phương thức truyền thông. Tuy nhiên, việc đổi mới này thời gian qua còn chậm chạp, lúng túng bởi muốn đổi mới phương thức thì điều quan trọng trước tiên phải tìm ra được một mô hình truyền thông phù hợp trong khi chúng ta lại vẫn đang sử dụng truyền thông theo mô hình cũ. Trƣớc những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành truyền thông đại chúng của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về truyền thông phát triển và ứng dụng trong phát triển nông nghiệp là nhóm vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm ngày càng sâu sắc của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam.
- 5 Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề này. Điều đó cũng đồng nghĩa là đã có nhiều kết quả nghiên cứu đƣợc coi là những giá trị tham khảo quan trọng cho tác giả khi thực hiện luận án, cũng nhƣ viết chuyên đề chuyên sâu này. Có thể đơn cử dƣới đây một số nhóm công trình tiêu biểu: - Nhóm công trình nghiên cứu đề cập, luận chứng cho các vấn đề về phát triển và phát triển bền vững Tiêu biểu trong số các công trình, bài viết đề cập và luận chứng cho các nội dung thuộc chủ đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của phát triển xã hội, tác giả muốn nhắc đến ba nghiên cứu, bài viết lớn: Một là bài viết của GS, TS Hoàng Chí Bảo “Chính trị và văn hóa chính trị đối với phát triển bền vững, nhìn từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam”. Hai là, “Chính sách hƣớng tới phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa - kinh nghiệm Thụy Điển” của GS.TS Lena Sommestad. Ba là, “Phát triển bền vững và ổn định chính trị đối với phát triển bền vững” của GS.TS Lê Hữu Nghĩa. Trong số các tiếp cận khác nhau đối với nghiên cứu sự phát triển, đây là những công trình đề cập và luận chứng cho các vấn đề về phát triển, phát triển bền vững, các mối quan hệ của chính trị, kinh tế với phát triển bền vững trên lập trƣờng duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Tác giả đánh giá cao các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến phát triển, phát triển bền vững theo hƣớng tiếp cận này. Các kết quả nghiên cứu của nhóm các tác giả này đƣợc coi là một trong só cơ sở lý thuyết mang tính phƣơng pháp luận quan trọng để tác giả thực hiện nghiên cứu của mình về phát triển bền vững trong tƣơng quan với các vấn đề truyền thông phát triển nông nghiệp, mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp cũng nhƣ trong toàn bộ quá trình thực hiện luận án.