Tóm tắt Luận văn Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh phú xuân, tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 26 trang Minh Thư 07/07/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Luận văn Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh phú xuân, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_cho_vay_doanh_nghiep_nho_va_vua_tai_ngan_hang_thuon.pdf

Nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận văn Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh phú xuân, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN MINH TRÍ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ XUÂN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG HIỂN Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế Địa điểm: Phòng họp ....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế Số: 201, đường Phan Bội Châu, TP Huế, Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi giờ tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện Hành chính tại TP Huế hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, DNNVV chiếm tỷ trọng hơn 95% trong tổng số DN trên cả nước. Đây là nhóm DN được đánh giá là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Sự tồn tại và phát triển của loại hình DN này đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, thu hút một lượng lớn lao động, tạo công ăn việc làm, cung cấp các sản phẩm dịch vụ và duy trì các ngành nghề truyền thống, đóng góp đáng kể vào GDP cũng như ngân sách nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Mặc dù vậy, loại hình DN này đã và đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn vay. Thực tiễn đã cho thấy các DNNVV với năng lực tài chính yếu, vốn chủ sở hữu nhỏ, cách quản lý và quản trị nhân lực yếu khiến cho DN và ngân hàng khó có tiếng nói chung. Bởi vì phần lớn các NH tập trung vào KH tốt, thu nhập cao, dễ thu hồi nợ, lợi nhuận đem về cũng ổn định, còn nhóm KH nhỏ và vừa này lại đi kèm nhiều rủi ro lớn. Nhưng cũng chính điều này đã cho thấy tiềm năng và sự cần thiết của việc cho vay DNNVV tại các NHTM ở Việt Nam. Thị phần hiện nay đang tập trung vào những KH lớn hiện đã có quá nhiều cạnh tranh, ngân hàng nào có hệ thống quản trị rủi ro tốt và thực sự am hiểu các DNNVV sẽ thu được thành quả từ mảnh đất tưởng chừng như khó nhằn này. BIDV Phú Xuân trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu trong việc cho vay DNNVV tại NH như: Cho vay trung hạn và dài hạn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các DN, tài trợ DN theo ngành, Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động cho vay DNNVV tại NH vẫn còn những tồn tại và hạn chế như: 1
  4. sự an toàn, chất lượng, hiệu quả đặc biệt là vấn đề chất lượng của các khoản tín dụng. Căn cứ từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Xuân, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta, đặc biệt giải pháp tăng cường hổ trợ tín dụng của ngân hàng, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều gốc độ khác nhau như: Công trình của GS.TS Nguyền Đình Hương “giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2002 ; công trình nghiên cứu “chính sách hổ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam và đổi mới cơ chế và chính sách hổ trợ phát triển DNNVV”. Mục đích của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc cho vay tín dụng đối với DNNVV, nghiên cứu thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và đề xuất các giải pháp cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Xuân, tỉnh Thừa Thiên Huế để quản trị tốt hơn đối với hoạt động cho vay của các DNNVV. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở khoa học về phân tích các hoạt động cho vay DNNVV tại NHTM, luận văn đánh giá được thực trạng và đề xuất 2
  5. được những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay DNNVV tại BIDV Phú Xuân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những cơ sở khoa học về các hoạt động cho vay DNNVV tại NHTM. - Làm rõ thực trạng các hoạt động cho vay DNNVV tại BIDV Phú Xuân. - Đề xuất được những định hướng giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay DNNVV tại BIDV Phú Xuân. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động cho vay đối với DNNVV tại BIDV Phú Xuân. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài dựa vào các số liệu thống kê báo cáo về tình hình hoạt động, thực trạng của công tác tín dụng ngân hàng tại BIDV Phú Xuân. - Về thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận và cơ sở lý luận - Phương pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin. - Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở lý luận về các hoạt động cho vay DNNVV tại BIDV Phú Xuân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 3
  6. - Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp thống kê, điều tra phỏng vấn; Phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp thống kê, điều tra. 6. Đóng góp khoa học mới của luận văn Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn. - Về lý luận, đề tài này tóm tắt và củng cố lại những kiến thức nền tảng về hoạt động cho vay của một NHTM trong xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc tế. - Về thực tiễn, đề tài chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động của Chi nhánh, từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục cho hoạt động của Chi nhánh nói riêng và hệ thống các NHTM nói chung. Bên cạnh đó, việc phân tích chuyên sâu lĩnh vực cho vay đối với DNNVV sẽ chỉ ra những xu hướng phát triển, giải pháp khắc phục rủi ro, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Về bản thân người thực hiện đề tài cũng rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp để nghiên cứu được hoàn thiện hơn. - Bổ sung về mặt lý luận cho khoa học NHTM và trực tiếp là hoạt động phát triển cho vay tại NHTM. 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính gồm ba chương như sau: 4
  7. Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Xuân, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Xuân, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5
  8. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm NHTM là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Tất cả các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký thác - tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính NH. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian ngày mà các nguồn tiền nhãn rỗi trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội. 1.1.1.2. Chức năng - Chức năng trung gian tín dụng Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trung gian tín dụng là hoạt động cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong xã hội, giúp khơi nguồn vốn từ những người có thể vì lý do gì đó không dùng đến nó một cách sinh lợi, mang những người có ý muốn dùng nó để tạo ra lợi nhuận. - Chức năng trung gian thanh toán NHTM làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của KH như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ 6
  9. để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của KH tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây NHTM đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các DN và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ. - Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một nhiệm vụ chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. 1.1.1.3. Các nghiệp vụ - Nghiệp vụ nguồn vốn và tài sản nợ - Nghiệp vụ cấp tín dụng và đầu tư - Các hoạt động kinh doanh dịch vụ NH 1.1.2. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.2.1. Khái niệm Mỗi quốc gia đều có những tiêu chí riêng để xác định DNNVV. Tại Việt Nam, tiêu chí xác định DNNVV được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV xác định tiêu chí DNNVV, cụ thể như sau (Xem Bảng 1.1): 7
  10. Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam K hu vực Nông nghiệp, lâm Thương mại, dịch nghiệp, thủy sản, công vụ Q nghiệp, xây dựng uy mô Tổn Có Có Tổng g doanh thu số lao động số lao động doanh thu của của năm tham gia tham gia năm không D không quá 3 bảo hiểm xã bảo hiểm quá 10 tỷ đồng N siêu tỷ đồng hoặc hội bình xã hội bình hoặc tổng nhỏ tổng nguồn quân năm quân năm nguồn vốn vốn không không quá không quá không quá 3 tỷ quá 3 tỷ 10 người 10 người đồng đồng Tổn Có Có Tổng g doanh thu số lao động số lao động doanh thu của của năm tham gia tham gia năm không không quá D bảo hiểm xã bảo hiểm quá 100 tỷ 50 tỷ đồng N nhỏ hội bình xã hội bình đồng hoặc hoặc tổng quân năm quân năm tổng nguồn nguồn vốn không quá không quá vốn không quá không quá 100 người 50 người 50 tỷ đồng 20 tỷ đồng Tổn Có Có Tổng g doanh thu số lao động số lao động doanh thu của của năm tham gia tham gia năm không không quá D bảo hiểm xã bảo hiểm quá 300 tỷ 200 tỷ đồng N vừa hội bình xã hội bình đồng hoặc hoặc tổng quân năm quân năm tổng nguồn nguồn vốn không quá không quá vốn không quá không quá 200 người 100 người 100 tỷ đồng 100 tỷ đồng (Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ) 8