Luận văn Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime bank)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime bank)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_mot_so_bien_phap_cai_thien_hoat_dong_phong_chong_gi.pdf
Nội dung tài liệu: Luận văn Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime bank)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK) Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 ĐỖ THỊ PHƯỢNG Người hướng dẫn: PGS, TS Hồ Thúy Ngọc Hà Nội-Năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Đỗ Thị Phượng
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................ 8 1.1. Tổng quan về gian lận trong nghiệp vụ tín dụng của NHTM ............................. 8 1.1.1. Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ tín dụng của NHTM ............. 8 1.1.2. Gian lận và nguyên nhân hình thành gian lận ............................... 12 1.1.3. Các hành vi và thủ đoạn gian lận chính trong nghiệp vụ tín dụng 16 1.2. Phòng chống gian lận trong hoạt động tín dụng tại NHTM .............................. 21 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng .............................................................................................................. 21 1.2.2. Các công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng ....... 22 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM ................................................................................................................................. 26 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam ........................................ 26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 26 2.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản ........................................................................ 29 2.2. Tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam ............................................................................................................................ 32 2.2.1. Hành vi và tổn thất do gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank ............................................................................................ 33 2.2.2. Đánh giá tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank ............................................................................................................. 37 2.3. Phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam ...................................................................................................................... 44
- 2.3.1. Về cơ cấu quản trị và khung phòng chống gian lận ....................... 44 2.3.2. Về quy trình phòng chống gian lận ................................................. 50 2.3.3. Các công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng ....... 52 2.4 Đánh giá công tác phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam .................................................................................. 58 2.4.1. Những kết quả đã đạt được .............................................................. 59 2.4.2. Những điểm hạn chế ......................................................................... 60 CHƢƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM .................................................................................... 65 3.1. Biện pháp đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ................................ 65 3.1.1. Biện pháp về mô hình và chính sách phòng chống gian lận ......... 66 3.1.2. Biện pháp về quy trình và các công cụ phòng chống gian lận ....... 71 3.2. Đề xuất đối với NHNN và các cơ quan hữu quan ................................................ 75 3.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản và hành lang pháp lý về phòng chống gian lận ......................................................................................................... 76 3.2.2. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ triển khai phòng chống gian lận tại các NHTM .............................................................................................. 77 3.2.3. Củng cố, nâng cao vai trò của các hiệp hội ngân hàng .................. 79 3.2.4. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ..................... 79 3.3. Đề xuất đối với các hiệp hội ngân hàng ............................................ 80 3.3.1. Hỗ trợ các cơ quan hữu quan trong việc ban hành những văn bản, hính sách về quản lý rủi ro hoạt động ....................................................... 82 3.3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động và tăng cường mối liên hệ với các tổ chức liên quan trong nước và quốc tế ................................................... 82 3.3.3. Tăng cường hỗ trợ các ngân hàng thành viên ................................ 83 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 87
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết STT Từ đầy đủ tắt 1 CBNV Cán bộ nhân viên 2 E&Y Công ty kiểm toán Ernst & Young Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 FDI Foreign Direct Investment Maritime Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 4 Bank Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 NHTM Ngân hàng thương mại 7 QLRR Quản lý rủi ro Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát 8 RCSA Risk control self assessment 9 TCTD Tổ chức tín dụng 10 TMCP Thương mại cổ phần Hiệp hội Ngân hàng 11 VNBA Vietnam Banks Association
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê các vụ gian lận bên ngoài trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank từ 2012 đến 2017 .................................................................................. 33 Bảng 2.2. Thống kê các vụ gian lận nội bộ trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank từ 2012 đến 2017..................................................................................................... 35 Bảng 2.3. Một số hành vi gian lận điển hình trong nghiệp vụ tín dụng tại các TCTD tại Việt Nam .......................................................................................................... 36 Bảng 2.4. Bảng câu hỏi và kết quả khảo sát phòng chống gian lận .......................... 37 Bảng 3.1 Bảng câu hỏi “Am hiểu đồng nghiệp” minh họa ........................................ 72 DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Tam giác gian lận theo lý thuyết của Donald R. Cressey ......................... 15 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Maritime Bank ................................................................ 28 Hình 2.2. Tổng giá trị vốn huy động theo nguồn huy động tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012- 2016 .............................................................................................. 30 Hình 2.3. Tổng dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012 - 2016 ............................................................................................................... 31 Hình 2.4. Tổng thu nhập trƣớc chi phí hoạt động theo loại nghiệp vụ .................... 32 tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012 - 2016 ........................................................... 32 Hình 2.5. Bức tranh gian lận nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Maritime Bank ........ 35 Hình 2.6. Kết quả khảo sát phòng chống gian lận tại các NHTM Việt Nam.......... 46 Hình 2.7. Khung phòng chống gian lận tại của Maritime Bank.............................41 Hình 2.8. Cấu trúc quản trị trong phòng chống gian lận tại Maritime Bank ........ 43 Hình 2.9. Minh họa phân tích nguyên nhân gốc rễ bằng phƣơng pháp 5 Whys ... 53 Hình 2.10. Minh họa phân tích nguyên nhân bằng phân tích lƣu đồ quy trình .... 53 Hình 2.11. Minh họa giao diện công cụ Blacklist tại Maritime Bank ...................... 56
- TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Chương II. Thực trạng hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chương III. Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết cùng với phương pháp chuyên gia và phối hợp tổng kết kinh nghiệm nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong việc tìm ra các khuyến nghị, đề xuất hữu ích cải thiện hoạt động phòng chống gian lận nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Trong chương I, luận văn đã khái quát hóa được những lý thuyết chung về gian lận và phòng chống gian lận, chỉ ra 03 nguyên nhân hình thành gian lận, từ đó xây dựng khung phòng chống nhằm xử lý các nguyên nhân hình thành nên hành vi gian lận nêu trên. Trong chương II, từ việc phân tích cách thức phòng chống gian lận tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam theo khung đã nêu trong chương I, từ đó chỉ ra các kết quả đạt được và hạn chế trong công tác phòng chống gian lận tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Các hạn chế này được phân chia 2 nhóm: mô hình chính sách và nhóm công cụ phòng chống gian lận. Chương II cũng phân tích thực trạng, xu hướng gian lận nội bộ và bên ngoài trong hoạt động tín dụng và chỉ ra các hành vi gian lận phổ biến nhất tại ngân hàng thông qua các dữ liệu từ lịch sử. Từ việc chỉ ra hạn chế trong chính sách và công cụ, cũng như tìm hiểu cách thức phòng chống gian lận tại các NHTM khác và qua việc tổng hợp kết quả khảo sát các nhân sự trong ngành ngân hàng, luận văn đưa ra các khuyến nghị cụ thể, có minh họa để cải thiện chính sách, quy trình và công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng, áp dụng phù hợp với thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Các đề xuất, khuyến nghị này cũng dễ dàng được thực thi nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác phòng chống gian lận trong thời gian tới, không chỉ tại
- Ngân hàng Maritime Bank và còn có thể vận dụng cho các Ngân hàng khác. Có 06 biện pháp cải thiện chủ yếu trong nhóm về mô hình, chính sách đó là: Phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền giữa Phòng Quản lý rủi ro hoạt động và bộ phận Phòng chống gian lận cùng thuộc Khối Quản lý rủi ro; Ngân hàng cần tạo mối quan hệ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc điều tra và xử lý gian lận; Tăng cường cơ chế chịu trách nhiệm và không khoan nhượng với mọi hành vi gian lận; Điều chỉnh chính sách nhân sự phù hợp; Nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán và cuối cùng là mua bảo hiểm rủi ro gian lận để xử lý với các rủi ro gian lận còn lại. Có 05 biện pháp cải thiện chủ yếu trong nhóm về công cụ phòng chống gian lận đó là: Bổ sung công cụ “Am hiểu đồng nghiệp”; Triển khai kiểm tra, kiểm soát tuân thủ với hồ sơ tín dụng; Theo dõi chỉ số về gian lận (KRI); Hoàn thiện quy trình phòng chống gian lận; Nghiên cứu và triển khai một số kỹ thuật phân tích dữ liệu kế toán pháp lý trong phòng chống gian lận. Trong các biện pháp cải thiện nêu trên, quan trọng nhất là triển khai kiểm tra tuân thủ hồ sơ tín dụng và tăng cường mối quan hệ với cơ quan hữu quan để điều tra, xử lý gian lận. Mỗi biện pháp đã có minh họa cụ thể việc triển khai vì vậy ngân hàng dễ dàng áp dụng và thực thi các biện pháp này trong vòng 2 năm tới và sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý gian lận cũng như nâng cao nhận thức và văn hóa quản lý gian lận nói chung. Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất với các cơ quan hữu quan (Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội ngân hàng) trong việc tăng cường sự liên kết, hỗ trợ cũng như nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng chống gian lận cho các ngân hàng tại Việt Nam, góp phần vào sự hoàn thiện, hiệu quả của công tác phòng chống gian lận trong hệ thống Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần định hướng về chính sách chung cho các tổ chức tín dụng và Hiệp hội Ngân hàng là cầu nối giúp các tổ chức tín dụng chia sẻ thông tin, hợp tác với nhau trong phòng chống gian lận, cũng như là cơ quan đầu mối tổ chức các hội thảo, chuyên đề, các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý rủi ro gian lận cho các tổ chức tín dụng thành viên.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Trong 20 năm trở lại đây, lĩnh vực Tài Chính – Ngân hàng đã chứng kiến hàng loạt những vụ gian lận, gây ra các tổn thất rất lớn thậm chí có thể dẫn tới sự phá sản của một số ngân hàng như ngân hàng Barings – NHTM lâu đời nhất nước Anh vào năm 1995 do hành vi gian lận của một giám đốc kinh doanh chứng khoán thông qua thủ đoạn dùng một tài khoản trung gian của ngân hàng để che giấu những khoản lỗ khổng lồ (Johannes Rohde 1995, tr. 24). Hay như mới đây là vụ gian lận lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Ấn Độ với con số thiệt hại 1,8 tỷ USD trong 7 năm mà không được phát hiện. Một cựu nhân viên tại Ngân hàng Quốc gia Punjab (PNB) thiết kế các giao dịch giả, bảo lãnh cho tỷ phú kim hoàn Nirav Modi vay từ nước ngoài mà không có bất kỳ tài sản thế chấp nào. Từ 2011 đến đầu 2017, các giao dịch trị giá 65 tỷ rupi (một tỷ USD) được phát hành, tiếp theo là 49 tỷ rupi khác từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2017 (Vinacorp, ngày 23/02/2018). Những vụ việc trên đã dấy lên mối quan tâm của cả thế giới về một loại rủi ro mới nhưng đã tồn tại từ rất lâu trong hoạt động Tài chính – Ngân hàng, rủi ro gian lận. Gian lận có thể đánh giá là loại rủi ro xảy ra nhiều nhất, gây tổn thất lớn nhất và khó dự đoán nhất trong các loại rủi ro hoạt động. Không có bất kỳ tổ chức tín dụng nào trên thế giới không phải đối mặt với vấn đề gian lận. Nguy cơ gian lận xảy ra với bất kỳ nghiệp vụ nào của một ngân hàng dù là đầu tư, tín dụng, huy động hay thậm chí là cả hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng. Hàng loạt các vụ án kinh điển với thủ đoạn nhân viên chiếm dụng tiền gửi khổng lồ của khách hàng mới xảy ra thời gian qua làm các ngân hàng Việt Nam như ngồi trên đống lửa điển hình như vụ án Phó Giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm 245 tỉ đồng của khách hàng rồi biến mất, vụ án hơn 20 Khách hàng gửi 400 tỷ ở Ocean Bank Hải Phòng bị nhân viên ngân hàng chiếm đoạt rồi bỏ trốn (VNexpress, ngày 17/9/2017 và 22/02/2018). Không chỉ có hành vi chiếm dụng tiền, với việc áp dụng các công nghệ trong hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng còn phải đối mặt với các hacker luôn tìm mọi cách tấn công hệ thống như virus tống tiền có tên WannaCry lây lan khắp thế giới. Đối với các ngân hàng Việt Nam, dù đang có xu hướng dịch chuyển dần nhưng tín
- 2 dụng vẫn là nghiệp vụ truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động của một ngân hàng. Việc đối phó với gian lận trong tín dụng (gồm cả gian lận nội bộ và bên ngoài) là vấn đề nhức nhối mà chỉ cần chủ quan, buông lỏng thì thiệt hại mà các ngân hàng phải chịu là rất lớn. Nhiều vụ án gian lận tín dụng hiện đang được đưa ra xét xử gây xôn xao dư luận như vụ án của siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như với sai phạm liên quan đến nghiệp vụ cho vay với tài sản thế chấp là các hợp đồng tiền gửi tại hàng loạt các ngân hàng, vụ án 5 ngân hàng bị kho “hàng giả” qua mặt lừa đảo 200 tỷ đồng gồm Seabank, Techcombank, LienVietPostBank, PG Bank và Navibank (nay đổi tên là NCB). Không chỉ khiến các Ngân hàng lo lắng vì khả năng gây thiệt hại khó lường, gian lận trong hoạt động tín dụng còn luôn là nỗi ám ảnh của các cán bộ ngân hàng bởi cho dù là bị khách hàng lừa đảo hay do có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng thì tội danh “vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” luôn là mối đe dọa treo lơ lửng trên đầu của bất kỳ cán bộ tín dụng nào khiến họ phải dè chừng và tỉnh táo trong các giao kết tín dụng với Khách hàng. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) cũng như hàng loạt các ngân hàng khác tại Việt Nam đang tập trung nguồn lực lớn cho công tác phòng chống gian lận bên cạnh việc tập trung chạy đua tăng trưởng tín dụng bởi các ngân hàng đều hiểu rõ tăng trưởng đi đôi với rủi ro nói chung và rủi ro gian lận tín dụng nói riêng. Tuy nhiên, công tác phòng chống gian lận của Maritime Bank mới chỉ được tập trung trong thời gian tương đối ngắn là vài năm trở lại đây, vì vậy không tránh khỏi các hạn chế, bất cập cần điều chỉnh. Các vụ gian lận lớn trong cả lĩnh vực tín dụng và tiền gửi vẫn xảy ra hàng năm tại Maritime Bank, gây tổn thất lớn cho ngân hàng không chỉ về tài chính mà còn về uy tín của ngân hàng, thậm chí một hai vụ lớn đã có thể lấy đi gần như toàn bộ lợi nhuận trong kinh doanh của mảng đó trong cả năm, trong khi đó công tác phòng chống gian lận vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, em đã thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank)” với mong muốn có thể