Luận văn Phân tích định lượng tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát tại Việt Nam

pdf 110 trang Minh Thư 13/07/2025 60
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích định lượng tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_dinh_luong_tac_dong_cua_cac_yeu_to_anh_hu.pdf

Nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích định lượng tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế NGUYỄN MAI PHƯƠNG Hà Nội, năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: NGUYỄN MAI PHƯƠNG Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN BÌNH DƯƠNG Hà Nội, năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Mai Phương, là học viên cao học K23 của Trường Đại học Ngoại Thương. Mã số học viên: 1606040033 Cam đoan luận văn “Phân tích định lượng tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát tại Việt Nam” là nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép tài liệu và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2018 Học viên thực hiện: Nguyễn Mai Phương
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô trong trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội đã trang bị cho tác giả nhiều kiến thức quý báu trong thời gian hoàn thành luận văn cũng như trong suốt quá trình tác giả học tập tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Đặc biệt, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Bình Dương, giảng viên hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, đã giúp tác giả tiếp cận thực tiễn, phát hiện đề tài và đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2018 Học viên thực hiện: Nguyễn Mai Phương
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LẠM PHÁT ...................................................................................9 1.1. Lạm phát ...................................................................................................9 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................9 1.1.2. Cách đo lường lạm phát .....................................................................10 1.1.3. Phân loại lạm phát .............................................................................14 1.1.3.1. Lạm phát vừa phải ......................................................................14 1.1.3.2. Lạm phát phi mã ..........................................................................14 1.1.3.3. Siêu lạm phát ...............................................................................15 1.1.4. Nguyên nhân gây lạm phát ................................................................15 1.1.4.1. Lạm phát do cầu kéo ...................................................................15 1.1.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy ..............................................................17 1.1.4.3. Lạm phát tiền tệ ...........................................................................19 1.1.4.4. Lạm phát theo quan điểm cơ cấu ................................................20 1.1.4.5. Lạm phát do cơ chế “nhập khẩu lạm phát” ................................22 1.1.5. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế .............................................23 1.1.5.1. Tác động tích cực của lạm phát ..................................................23 1.1.5.2. Tác động tiêu cực của lạm phát ..................................................24 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát................................................26 1.2.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ........................................................26 1.2.2. Cung tiền ............................................................................................26 1.2.3. Tỷ giá hối đoái ...................................................................................27 1.2.4. Lãi suất ..............................................................................................28
  6. 1.2.5. Nhóm các nhân tố khác .....................................................................29 1.3. Một số bài học kinh nghiệm kiểm soát lạm phát trên thế giới ..........30 1.3.1. Kinh nghiệm của Inđônêxia ...............................................................30 1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan ................................................................31 1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...........................................................32 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM ....................................................35 2.1. Tổng quan tình hình kinh tế tại Việt Nam ...........................................35 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế ...........................................................................35 2.1.2. Cán cân thương mại ...........................................................................39 2.1.3. Tỷ giá hối đoái ...................................................................................43 2.1.4. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................46 2.2. Tổng quan tình hình lạm phát tại Việt Nam .......................................49 2.3. Mô hình lượng hóa tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát tại Việt Nam ...................................................................................................55 2.3.1. Đề xuất mô hình giả định ..................................................................55 2.3.2. Dữ liệu và các kiểm định ...................................................................57 2.3.2.1. Dữ liệu .........................................................................................57 2.3.2.2. Kiểm định tính dừng ....................................................................58 2.3.2.3. Xác định độ trễ tối ưu ..................................................................60 2.3.2.4. Kiểm định đồng tích hợp .............................................................61 2.3.3. Kết quả thực nghiệm ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017 ..........63 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM .......................................................................................70 3.1. Quan điểm, phương hướng kiểm soát lạm phát tại Việt Nam ...........70 3.2. Hàm ý chính sách nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam ..................72 3.2.1. Hàm ý chính sách đối với công tác dự báo lạm phát .........................73 3.2.2. Hàm ý về chính sách lạm phát mục tiêu ............................................74 3.2.3. Hàm ý về chính sách tỷ giá hối đoái ..................................................77
  7. 3.2.4. Hàm ý về chính sách tiền tệ ...............................................................83 3.2.5. Hàm ý về chính sách tiền lương ........................................................85 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 89 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 93
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT ADB : Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển châu Á) CPI : Chỉ số giá tiêu dùng CSTT : Chính sách tiền tệ CSTK : Chính sách tài khóa DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa DTBB : Dự trữ bắt buộc FTA : Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do) FVD : Forecast Error Variance Decomposition (Phân rã phương sai sai số dự báo) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GOV : Tổng cục thống kê Việt Nam IMF : International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế) OMO : Nghiệp vụ thị trường mở PPP : Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity) TCTD : Tổ chức tín dụng VAR : Mô hình Vectơ tự hồi quy
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình vẽ: Hình 1.1. Lạm phát do cầu kéo .................................................................................17 Hình 1.2. Lạm phát do chi phí đẩy ............................................................................18 Hình 1.3: Sơ đồ lãi suất tác động đến lạm phát ........................................................29 Hình 2.1. GDP Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 2007-2017 .........................35 Hình 2.2. Cán cân thương mại Việt Nam, giai đoạn 2007-2017 ..............................40 Hình 2.3. Tỷ giá hối đoái USD/VND, giai đoạn 2007-2017 ....................................43 Hình 2.4. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2007-2017 ...................46 Hình 2.5. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam và một số quốc gia, giai đoạn 2007-2017 ..50 Hình 2.6. Phân tích phân ra phương sai của DLP .....................................................64 Bảng biểu: Bảng 2.1. Kết quả kiểm định tính dừng ....................................................................59 Bảng 2.2. Bảng kiểm định độ trễ của mô hình ..........................................................60 Bảng 2.3. Kết quả kiểm định đồng tích hợp bằng thống kê Trace ............................62 Bảng 2.4. Kết quả kiểm định đồng tích hợp bằng thống kê Maximal Eigenvalue ...62
  10. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu sau: Luận văn được kết cấu làm 3 chương trong đó trình bày các vấn đề lớn để nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về lạm phát và các yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát Chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa các lý luận cơ bản về lạm phát gồm có: khái niệm lạm phát, cách thức đo lường lạm phát, phân loại lạm phát, nguyên nhân gây lạm phát và tác động của lạm phát đến nền kinh tế. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra được cách thức, cơ chế tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới lạm phát; cùng với đó là những bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam đã thành công trong việc điều tiết và kiểm soát lạm phát. Từ đó, cơ sở lí luận là tiền đề để áp dụng vào phân tích thực trạng của lạm phát và tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở chương 2. Chương 2: Thực trạng tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới lạm phát tại Việt Nam. Trong Chương 2 của luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Luận văn đã tổng hợp, phân tích được tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, từ đó cung cấp một bức tranh tổng quát về nền kinh tế Việt Nam; nhưng nhân tố v mô này cũng có ảnh hưởng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới lạm phát. - Luận văn đã mô tả và phân tích được những biến động của lạm phát tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 đến 2017, đây là thời điểm diễn ra nhiều biến động trong gần 30 năm đổi mới tính từ 1986 tại Việt Nam. - Đặc biệt, luận văn đã lượng hóa được mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam. Kết quả mô hình VAR cho thấy, lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017 chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cung tiền, tỷ giá hối đoái, lãi suất và tiền lương; độ trễ của lạm phát Việt Nam là cao và là một nhân tố quan trọng quyết định lạm phát của Việt Nam trong hiện tại. Đồng thời kết quả mô hình cũng cho thấy độ trễ trong các chính sách kiềm chế lạm phát là khá lớn,